Phan Ngọc Hiển - Người trực tiếp chỉ huy cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai ngày 13.12.1940

Phan Ngọc Hiển (1910 - 1941)

  •   08/04/2013 01:06:00
  •   Đã xem: 351
Ông Phan Ngọc Hiển sinh năm 1910, trong một gia đình nghèo. Trong khi theo học tại trường Trung học Sư phạm Sài Gòn, ông đã tích cực tham gia nhiều phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên.
Đồng chí Lâm Thành Mậu - Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên thị trấn Cà Mau- năm 1930

Lâm Thành Mậu (1898 - 1942)

  •   08/04/2013 01:06:00
  •   Đã xem: 1650
Ông Lâm Thành Mậu, tên thường gọi là Bảy Mậu. Trong những năm đầu cách mạng (1928 – 1930), ông lấy bí danh là Ái Việt. Thời kỳ Đông Dương đại hội (1936 – 1939), ông hoạt động với tên gọi Bình Dân để tránh tai mắt kẻ thù. Ông sinh ngày 17.8.1898, tại thị xã Cà Mau (nay là Phường 4, TP.Cà Mau). Ông học đến lớp 4 tiểu học, vì nhà nghèo không thể tiếp tục theo học nên về nhà giúp cha làm thuốc Đông y. Trong thời gian này, ông thường được nghe cha và các sĩ phu bàn bạc quốc sự. Vốn thông minh, nên ngay thuở thiếu thời, ông đã hiểu được bản chất của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai chính là nguyên nhân đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, khổ nhục.
Lý Văn Lâm - Liệt sĩ - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Lý Văn Lâm (1941 - 1969)

  •   08/04/2013 01:06:00
  •   Đã xem: 1160
Lý Văn Lâm sinh năm 1941, tại vùng đất nay thuộc ấp Giồng Kè, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, trong một gia đình nông dân. Chứng kiến những cảnh đau thương, tang tóc ở quê nhà, trong anh đã nung nấu lòng yêu nước, thương nòi, và lòng căm thù giặc sâu sắc.
Phạm Hồng Thám (1902 - 1978)

Phạm Hồng Thám (1902 - 1978)

  •   08/04/2013 01:06:00
  •   Đã xem: 1192
Ông Phạm Hồng Thám sinh ngày 6.2.1902, ở Thuận Vi, nay là xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông có các bí danh: Phạm Thái, Đông Phương, Thanh Phong, Hai Phước. Ông đã từng đi lính và bị đưa sang Pháp chiến đấu cho chính quyền thực dân vào năm 1921. Qua đó, ông được chứng kiến những thủ đoạn áp bức, bóc lột hết sức dã man, tàn bạo của đế quốc, thực dân đối với các dân tộc thuộc địa. Năm 1925, ông về nước, chứng kiến biết bao cảnh lầm than của nhân dân, ông càng nhận rõ bộ mặt dã man, tàn bạo của bọn thực dân cướp nước và sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1927, ông gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và thành lập chi bộ trong chi bộ lính tập do ông làm Bí thư. Năm 1930, ông bị bắt và bị kết án 20 năm tù, đày ra Côn Đảo. Sau đó, ông vượt ngục, trở về đất liền hoạt động.
Tượng đài Trần Văn Thời, tại Công viên Văn hóa Hùng Vương - TP.Cà Mau

Trần Văn Thời (1902 - 1942)

  •   08/04/2013 01:06:00
  •   Đã xem: 346
Ông Trần Văn Thời sinh năm 1902, tại ấp Giao Vàm, xã Phong Lạc, quận Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu. Ông sinh ra trong một gia đình trung nông, có tinh thần yêu nước, thương dân. Bố, mẹ ông tích cực nuôi giấu, bảo vệ cán bộ và khuyến khích con cháu tham gia hoạt động cách mạng. Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, bọn cầm quyền địa phương và tay sai đốt nhà và tìm bắt gia đình ông. Ông đã trốn thoát và cùng với các chiến sĩ vào rừng U Minh lập căn cứ, sản xuất vũ khí tiếp tục chống thực dân cướp nước và bè lũ tay sai. Căn nhà của ông ở Lung Lá Nhà Thể, thuộc ấp Rạch Muỗi, xã Tân Hưng là nơi hội họp của cán bộ, đảng viên trong những năm 1936 – 1940 và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay5,743
  • Tháng hiện tại235,532
  • Tổng lượt truy cập5,156,380
Tiên học lễ
  duoi02
Hậu học văn
duoi02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây