Lâm Thành Mậu (1898 - 1942)

Thứ hai - 08/04/2013 01:06
Ông Lâm Thành Mậu, tên thường gọi là Bảy Mậu. Trong những năm đầu cách mạng (1928 – 1930), ông lấy bí danh là Ái Việt. Thời kỳ Đông Dương đại hội (1936 – 1939), ông hoạt động với tên gọi Bình Dân để tránh tai mắt kẻ thù. Ông sinh ngày 17.8.1898, tại thị xã Cà Mau (nay là Phường 4, TP.Cà Mau). Ông học đến lớp 4 tiểu học, vì nhà nghèo không thể tiếp tục theo học nên về nhà giúp cha làm thuốc Đông y. Trong thời gian này, ông thường được nghe cha và các sĩ phu bàn bạc quốc sự. Vốn thông minh, nên ngay thuở thiếu thời, ông đã hiểu được bản chất của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai chính là nguyên nhân đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, khổ nhục.
Đồng chí Lâm Thành Mậu - Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên thị trấn Cà Mau- năm 1930
Đồng chí Lâm Thành Mậu - Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên thị trấn Cà Mau- năm 1930
Lớn lên, ông tham gia vào một số phong trào yêu nước. Đến năm 1927 – 1928, ông tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin thông qua sách, báo bí mật như: Việt Nam hồn, Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp. Tháng 1.1928, ông gia nhập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và liên tục đi đầu trong các hoạt động cách mạng, góp phần phát động phong trào cách mạng ở Cà Mau.

Năm 1941, ông bị bắt. Mặc cho địch dụ dỗ, tra tấn dã man, ông vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Ông bị kết án 15 năm tù giam và bị đày ra Côn Đảo. Dưới chế độ nhà tù khắc nghiệt, bị tra tấn dã man, thương tật nặng nề, ông Lâm Thành Mậu đã hy sinh vào tháng 7.1942, tại nhà tù Côn Đảo. Ông Lâm Thành Mậu là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với lý tưởng cộng sản; suốt đời không ngừng đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tên của ông được đặt cho con đường đi qua nhà ông trước đây: đường Lâm Thành Mậu, ở phường 4, TP.Cà Mau.

Những tin mới hơn

LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay4,505
  • Tháng hiện tại116,909
  • Tổng lượt truy cập5,302,010
Tiên học lễ
  duoi02
Hậu học văn
duoi02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây