Trường THPT Đầm Dơi tổ chức tết Chôl Chnăm Thmây cho giáo viên và học sinh người đồng bào dân tộc Khmer

Thứ tư - 17/04/2024 04:06
Sáng ngày 15 tháng 4 năm 2024, hòa cùng không khí vui tươi đầm ấm ngày Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer. Đảng ủy, BGH, Công Đoàn trường THPT Đầm Dơi tổ chức họp mặt cho giáo viên và học sinh người đồng bào dân tộc Khmer đang làm việc và học tập tại trường.
Sau phần văn nghệ chào mừng, cô Thạch Thị Thu Hương thay mặt thầy cô và học sinh ôn lại truyền thống và ý nghĩa của ngày tết Chôl Chnăm Thmây.
Chôl Chnăm Thmây dịch theo tiếng Khmer: Chôl là “vào” Chnăm Thmây là “năm mới”, Chôl Chnăm Thmây là “Vào năm mới” Đây là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer thường diễn ra vào giữa tháng tư và theo đại lịch của người Khmer thì năm nay đồng bào sẽ ăn Tết vào ba ngày 14, 15 ,16 tháng 04.
Chôl Chnăm Thmây là một trong những lễ Tết mang đậm màu sắc văn hóa điển hình của đồng bào dân tộc Khmer. Thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Theo quan niệm của đồng bào thì tháng 04 là thời kỳ tiếp giáp giữa hai mùa mưa nắng cỏ cây bắt đầu tươi tốt, đâm chồi nảy lộc, đa số đồng bào làm nghề nông thì thời điểm này là giai đoạn nông nhàn,  lúa đã thu hoạch xong mọi hoạt động trồng trọt chăn nuôi đều tạm dừng để chờ những cơn mưa đầu mùa nên người Khmer  chọn tháng 04 là tháng diễn ra các hoạt động đón tết.  
Về các nghi thức lễ thường diễn ra ba ngày:
-Ngày thứ nhất là lễ rước Maha Sangkran mới gọi là rước đại lịch được hiểu là rước vị thần của năm mới, vị thần này sẽ cai quản và trong coi mọi việc trong năm đó.
-Ngày thứ hai là lễ dâng cơm và đắp núi cát: mọi người sẽ lên chùa làm lễ dâng cơm sáng và trưa đến các vị sư, đáp lại  các vị sư sẽ làm lễ tạ ơn những người đã làm ra hạt gạo, đã trồng trọt chăn nuôi tạo nên cuộc sống ấm no đủ đầy. Buổi chiều diễn ra lễ đắp núi cát tại Chánh điện của chùa với ý nghĩa cầu mong năm mới của cải làm ra chất cao như núi.
-Ngày thứ ba là lễ tắm Phật: các vị sư dùng những cành hoa để vẩy những giọt nước tinh khiết có ướp hương hoa thơm ngát lên tượng Phật. Trong làn khói hương, mọi người thành tâm khấn nguyện cầu mong Trời Phật gia hộ cho dân làng được dồi dào sức khỏe, ruộng rẫy tốt tươi và được mùa cầu cho phum, sóc an lành, mọi người tai qua nạn khỏi và đạt thành những điều ước nguyện. Lễ tắm phật còn mang ý nghĩa rửa đi những điều không may mắn trong năm cũ để bước sang năm mới với một thân thể mới.
Buổi trưa ngày thứ ba này diễn ra nghi lễ băng skol (cầu siêu) , cầu cho những linh hồn đã khuất  tại các tòa tháp lưu giữ hài cốt của người đã quá cố.
- Đó là 3 hoạt động lớn và không thể thiếu của đồng bào Khmer diễn ra vào ngày tết. Còn các hoạt động khác như là chuẩn bị quần áo mới, sửa sang, dọn dẹp nhà cửa, thăm hỏi, chúc tết ông bà, cha mẹ, người thân họp mặt, sum vầy thì cũng diễn ra như tết cổ truyền của người Việt.
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc là nét đẹp văn hóa được lưu giữ bao đời nay. Ngoài tết này thì trong năm đồng bào Khmer còn có thêm các lễ hội như Sendolta (cúng ông bà) diễn ra vào khoảng tháng 10 dương lịch, lễ hội Oc om boc (cúng trăng) diễn ra vào tháng 11 dương lịch.


          Sau phần tặng quà, thay mặt Đảng ủy, BGH, Công đoàn trường thầy Phạm Việt Hưng – Hiệu trưởng đã phát biểu chúc mừng: “Chúc quý thầy cô và các em học sinh con em đòng bào dân tộc Khmer có những ngày tết vui, khỏe, hạnh phúc; hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập, đạt được kết quả cao nhất năm học 2023 – 2024”




 
          Buổi họp mặt kết thúc trong không khí vui tươi phấn khởi.

Tác giả: Hải Minh

LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay7,425
  • Tháng hiện tại141,696
  • Tổng lượt truy cập5,326,797
Tiên học lễ
  duoi02
Hậu học văn
duoi02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây